ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
BRC - Điều kiện thâm nhập thị trường bán lẻ tại các nước phát triển

Chính phủ các nước, nhất là các nước phát triển, hiện nay dè dặt hơn rất nhiều đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Một loạt các hàng rào kỹ thuật với các giấy chứng nhận về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm hay chất lượng sản phẩm được dựng lên nhằm kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng sản phẩm hàng hóa khi được nhập khẩu vào các nước sở tại.

Bên cạnh các chứng chỉ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP,.v.v...thì chứng chỉ BRC Food hiện đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào nước họ để phân phối tại các hệ thống bán lẻ.Tuân thủ theo tiêu chuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý, nhưng nó được các nhà bán lẻ Anh Quốc nói riêng và tại nhiều nước phát triển nói chung khuyến cáo mạnh mẽ. Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ là:

(1) Áp dụng và thực thi HACCP.

(2) Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.

(3) Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và con người.

Theo đó, tiêu chuẩn BRC Food bao gồm các yêu cầu kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn (công ty phân phối) của các nước phát triển tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này.

Ở Việt Nam, chứng chỉ BRC Food hiện nay vẫn chưa được phổ biến nhiều trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản và thực phẩm đều trả lời không biết khi được hỏi về chứng chỉ BRC Food. 

Thêm vào đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Food, các doanh nghiệp cần phải đầu tư khoảng 2 triệu USD và mất khoảng 2 năm để xây dựng được nhà máy, sản phẩm và quy trình chế biến như yêu cầu của BRC Food. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp sớm nhận thức rõ chất lượng sản phẩm quyết định uy tín, thương hiệu, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đã chủ động tiếp cận với các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và áp dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Canada, EU... Đi đầu là các doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính này.

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt tại thị trường quốc tế. Trong những tháng đầu năm, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn chính là việc không đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Food mà các nhà nhập khẩu yêu cầu.

Để có thể giải quyết được vấn đề này, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ về các quy định, quy trình xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn và phương thức để đạt được chứng nhận BRC Food.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc để từng bước tiến đến đạt quy chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

(Theo giaiphapiso)

 
GLOBALGAP - Công cụ quản lý để có sản phẩm nông nghiệp an toàn

1- Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP

GlobalGAP (tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Băng-cốc tháng 9/2007) là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP.

Đọc thêm...
 
Nhận thức về Tiêu chuẩn BRC

Nhận thức về Tiêu chuẩn BRC
Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. Tiêu chuẩn được ra đời nhằm giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ.

Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đ ến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi, luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này.
Sau khi được xuất bản đầu tiên năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện an toàn thực phẩm sáng lập bởi CIES - là Diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu này bao gồm CEOs & quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và là thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau. Nói một cách khác, tiêu chuẩn này được đa số các nhà bán lẻ thực phẩm chấp nhận cũng như các tiêu chuẩn thực phẩm tương đương khác như IFS, SQF & HACCP.

Ngày nay, nó được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là một hệ thống cốt lõi cho mọi hoạt động (nhà bán lẻ - nhà sản xuất), đây được xem như là một chiếc vé gia nhập vào thị trường và còn là cơ hội chứng minh sự cam kết của công ty bạn về thực phẩm an toàn, chất lượng và hợp pháp trong một môi trường cải tiến liên tục.

Đọc thêm...
 



Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 2 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :