ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
ISO 9000 Công nghệ hành chính quan trọng

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thích hợp cho mọi loại hình tổ chức, kể cả tổ chức hành chính. Nó đảm bảo cho sản phẩm hay dịch vụ của một tổ chức luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu chính đáng của tổ chức, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của tổ chức nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của mình.

Với phương châm “phòng ngừa” và “luôn cải tiến” dựa trên hệ thống các quy định bằng văn bản, công bố rõ ràng sự cam kết của lãnh đạo về các chính sách và mục tiêu chất lượng, trách nhiệm và quyền hạn, các quá trình và các thủ tục tiến hành công việc..., ISO 9000 có thể sẽ đem lại cho dịch vụ hành chính nhiều lợi ích, đặc biệt nó tạo nên phương pháp làm việc khoa học (thực chất là một công nghệ quản lý mới). Điều kiện đầu tiên để có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 cho dịch vụ hành chính công là phải thay đổi quan niệm từ một nền hành chính “cai trị” sang một nền hành chính lấy phục vụ làm chính.

Nhiều nước đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ hành chính theo ISO 9000. Chính phủ Malaysia quyết định tất cả các cơ quan nhà nước (CQNN) phải xây dựng hệ thống này và tới cuối năm 2000 đã có 871 CQNN với hơn 800.000 công chức được đánh giá, chứng nhận. Malaysia coi áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính kết hợp với phát huy hệ thống CNTT đa chiều cao cấp là yếu tố quyết định cho thắng lợi trong cải cách hành chính.

Singapore cũng vậy, hàng trăm CQNN đã xây dựng và được đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Singapore coi nâng cao năng suất - chất lượng trong dịch vụ hành chính là định hướng chiến lược bước sang thế kỷ 21: Tất cả công chức bắt buộc phải đào tạo 100 giờ/năm từ năm 2000 trở đi. Còn ở Ấn Độ, Chính phủ coi nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính là biện pháp hữu hiệu chống quan liêu, tham nhũng, không để bộ máy nhà nước mất uy tín...

Ở nước ta, những năm vừa qua nhiều địa phương đã thí điểm áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 cho các CQHCNN như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Long An... Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 144/2006/QĐ-TTg cho phép áp dụng thực hiện trên toàn quốc tiêu chuẩn ISO 9000 cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước.

Quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quản lý một nền kinh tế theo xu hướng hội nhập bắt buộc bộ máy hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải đổi mới phương thức hoạt động theo công nghệ hành chính tiên tiến. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 áp dụng cho CQHCNN đáp ứng được yêu cầu này. Trên cơ sở một công nghệ hành chính tiên tiến, sẽ tiến hành tin học hoá nền hành chính.

Việc tìm ra những giải pháp khả thi để quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công đã được tin học hóa cho các cơ quan hành chính nhà nước sẽ góp phần hiện đại hóa nền hành chính và góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp và các dịch vụ công.

Tác giả bài viết: internet

 

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 2 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :