ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Lộ trình triển khai ISO 9001:2015

Lộ trình 25 năm của bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Ban hành lần đầu vào năm 1987, ISO 9000 cho đến giờ vẫn là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất của tổ chức ISO. Giờ đây, dựa trên thành tựu của 25 vừa qua, Ban Kĩ thuật ISO/TC 176, Đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng, cùng tiểu ban SC 2, Quality systems, đang bận rộn đặt nền móng cho thế hệ kế tiếp của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

ISO 9001 chính là bộ tiêu chuẩn được quan tâm và áp dụng nhiều nhất của tổ chức ISO; nhờ tiêu chuẩn các tổ chức đã có một sân chơi và ngôn ngữ chung để tìm hiểu các vấn đề về chất lượng; Về cơ bản, các yêu cầu về hệ thống Quản lý Chất lượng trong ISO 9001 đã giúp các tổ chức có được sự tự tin về năng lực để cung cấp ra thị trường những sản phẩm phù hợp với thị trường và thuận lợi trong giao thương toàn Thay vì quay về các năm trước đây, chúng ta hãy cùng nhìn về tương lai. Hãy cùng nhau nhìn xem ban ISO/TC 176/SC 2 đang làm gì để đảm bảo bộ tiêu chuẩn này, để tiêu chuẩn này tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho hoạt động quản lý chất lượng trong 25 năm tới.

Trong những năm gần đây, vai trò chủ chốt của hệ thống quản lý chất lượng, một yếu tố căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững đang bị xem nhẹ, và hướng nhiều hơn vào các yếu tố mang tính thời sự hơn như tính toàn vẹn môi trường và công bằng xã hội.

Không thể phủ định rằng: đối với hầu hết các tổ chức doanh nghiệp, các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001 đã, đang và sẽ là điểm khởi đầu cho việc triển khai bất kì hệ thống quản lý chính thống nào. Dù không mang tính bắt buộc nhưng chứng nhận ISO 9001 cũng sẽ vẫn được bên thứ ba (khách hàng hoặc đối tác) yêu cầu ngày càng nhiều.

Trong tương lai, điều quan trọng là quản lý chất lượng không còn đơn thuần là việc có được chứng chỉ ISO 9001 mà sự thành công mang tính dài hạn hơn đối với các doanh nghiệp áp dụng. Để đạt mục tiêu trên, việc quảng bá chất lượng theo nghĩa rộng nhất và khuyến khích các tổ chức thỏa mãn các yêu cầu sâu rộng hơn các yêu cầu của tiêu chuẩn là các yếu tố mấu chốt. Mục tiêu này có thể đạt được nếu ISO 9004 và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác được khuyến khích áp dụng rộng rãi nhất có thể.

Phiên bản kế tiếp của ISO 9001

Dù phiên bản hiện tại đã thỏa mãn khá nhiều đối tượng nhưng mong muốn chung vẫn là cân nhắc để đưa ra phiên bản mới hơn. Căn cứ theo bản thảo thiết kế kĩ thuật, tiêu chuẩn sửa đổi sẽ bao gồm (bên cạnh các nội dung khác) :
Đưa ra được một tập hợp cốt lõi các yêu cầu cho ít nhất là 10 năm tới.Vẫn đưa ra các yêu cầu chung, dành cho mọi loại hình và quy mô tổ chức hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào.Vẫn tiếp tục tập trung vào sự hiệu quả của quản lý quá trình để có được kết quả mong muốn.Tính đến các thay đổi trên thực tế của việc quản lý chất lượng và đổi mới công nghệ tính từ lần sửa đổi đáng kể vào năm 2000.Phản ánh được những thay đổi trong môi trường hoạt động ngày càng năng động, phức tạp và khắt khe hơn.Tạo điều kiện để việc thực hiện ở quy mô tổ chức và việc đánh giá sự phù hợp được hiệu quả thông qua các bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba.Sử dụng ngôn ngữ và cách viết được đơn giản hóa giúp cho việc hiểu và diễn giải tiêu chuẩn được thống nhất.

Lộ trình triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Lộ trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được minh họa trong hình dưới. Dù hiện nay ISO đã áp dụng nhiều phương thức triển khai nhanh hơn, ISO/TC 176/SC 2 vẫn lựa chọn cách tiếp cận như trước đây và lựa chọn lộ trình mặc định là 3 năm.

(nguồn : bureauveritas Việt Nam)

 
Chương trình đào tạo tư vấn ISO hiệu quả

Để đào tạo và tư vấn hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong doanh nghiệp, tổ chức Tư vấn cần thực hiện các bước sau:

1/ Khảo sát hiện trạng hệ thống của doanh nghiệp.

2/ Các yêu cầu cơ bản từ ban Giám đốc công ty mong muốn.

3/ Xây dựng kế hoạch triển khai.

4/ Thiết lập hệ thống tài liệu.

5/ Đào tạo tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng.

6/ Rà soát, đánh giá, cải tiến liên tục.

" Hoạt động soạn thảo cần được tư vấn đào tạo và tư vấn cụ thể cho từng nhân sự công ty để thực hiện, không nên để tư vấn tự soạn thảo"

Liên hệ văn phòng TMSC (08.38443353 - 62969090) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO 9001: 2015

 
Lợi ích của áp dụng và chứng nhận ISO 9001
- Có một hệ thống quản lý hiệu quả giúp Doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Giảm số lượng sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu. 
- Tạo dựng niềm tin của khách hàng. 
- Nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường. 
- Chứng chỉ ISO 9001 giúp Doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật thâm nhập vào thị trường thế giới.
Liên hệ văn phòng TMSC (08.62969090 - 38443353) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO 9001.
 
Lịch sử hình thành bộ ISO 9000

Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 - Technical committee 176) ra đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-5750. Mục đích của nhóm TC176 là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, được chấp thuận xuất bản chính thức vào năm 1987 và sau đó được tu chỉnh vào năm 1994 với tên gọi ISO 9000.

Quá trình hình thành sơ lược như sau :

1956 Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.

1963, MIL-Q9858 được sửa đổi và nâng cao.

1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - AQAP - 1 ).

1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 trong Chương trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.

1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển thành BS 5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.

1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.

1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000.

1987, Hiệp hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) thiết lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000.

- Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ..

1994 Soát xét lần 01, chỉnh lý lại Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm 24 tiêu chuẩn khác nhau 

2000 Soát xét lần 02, ban hành ngày 15/12/2000

2008 Soát xét lần 03, ban hành ngày 15/11/2008 .

- Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000.

Liên hệ văn phòng TMSC (08.62969090 - 38443351) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO 9001

 
ISO 9001 là gì

Là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO(International Organization for Standardization) về hệ thống quản lý chất lượng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành dựa trên tổng kết các kiến thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới.

- Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 sử dụng để chứng nhận cho các hệ thống quản lý chất lượng . Các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các tiêu chuẩn để hướng dẫn xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, không dùng để chứng nhận.

- ISO 9001 không phải là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau đều có thể áp dụng ISO 9000 và đăng ký chứng nhận ISO 9001.

- Chứng chỉ ISO 9001 không chứng nhận cho chất lượng sản phẩm của một Doanh nghiệp mà chứng nhận rằng một Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý giúp cho Doanh nghiệp đó đạt được mức chất lượng đã xác định và sự thoả mãn của khách hàng.

Liên hệ văn phòng TMSC (08.62969090 - 38443353) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO 9001.

 


Trang 1 trong tổng số 2 trang

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 33 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :