ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Lộ trình triển khai ISO 9001:2015

Lộ trình 25 năm của bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Ban hành lần đầu vào năm 1987, ISO 9000 cho đến giờ vẫn là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất của tổ chức ISO. Giờ đây, dựa trên thành tựu của 25 vừa qua, Ban Kĩ thuật ISO/TC 176, Đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng, cùng tiểu ban SC 2, Quality systems, đang bận rộn đặt nền móng cho thế hệ kế tiếp của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

ISO 9001 chính là bộ tiêu chuẩn được quan tâm và áp dụng nhiều nhất của tổ chức ISO; nhờ tiêu chuẩn các tổ chức đã có một sân chơi và ngôn ngữ chung để tìm hiểu các vấn đề về chất lượng; Về cơ bản, các yêu cầu về hệ thống Quản lý Chất lượng trong ISO 9001 đã giúp các tổ chức có được sự tự tin về năng lực để cung cấp ra thị trường những sản phẩm phù hợp với thị trường và thuận lợi trong giao thương toàn Thay vì quay về các năm trước đây, chúng ta hãy cùng nhìn về tương lai. Hãy cùng nhau nhìn xem ban ISO/TC 176/SC 2 đang làm gì để đảm bảo bộ tiêu chuẩn này, để tiêu chuẩn này tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho hoạt động quản lý chất lượng trong 25 năm tới.

Trong những năm gần đây, vai trò chủ chốt của hệ thống quản lý chất lượng, một yếu tố căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững đang bị xem nhẹ, và hướng nhiều hơn vào các yếu tố mang tính thời sự hơn như tính toàn vẹn môi trường và công bằng xã hội.

Không thể phủ định rằng: đối với hầu hết các tổ chức doanh nghiệp, các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001 đã, đang và sẽ là điểm khởi đầu cho việc triển khai bất kì hệ thống quản lý chính thống nào. Dù không mang tính bắt buộc nhưng chứng nhận ISO 9001 cũng sẽ vẫn được bên thứ ba (khách hàng hoặc đối tác) yêu cầu ngày càng nhiều.

Trong tương lai, điều quan trọng là quản lý chất lượng không còn đơn thuần là việc có được chứng chỉ ISO 9001 mà sự thành công mang tính dài hạn hơn đối với các doanh nghiệp áp dụng. Để đạt mục tiêu trên, việc quảng bá chất lượng theo nghĩa rộng nhất và khuyến khích các tổ chức thỏa mãn các yêu cầu sâu rộng hơn các yêu cầu của tiêu chuẩn là các yếu tố mấu chốt. Mục tiêu này có thể đạt được nếu ISO 9004 và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác được khuyến khích áp dụng rộng rãi nhất có thể.

Phiên bản kế tiếp của ISO 9001

Dù phiên bản hiện tại đã thỏa mãn khá nhiều đối tượng nhưng mong muốn chung vẫn là cân nhắc để đưa ra phiên bản mới hơn. Căn cứ theo bản thảo thiết kế kĩ thuật, tiêu chuẩn sửa đổi sẽ bao gồm (bên cạnh các nội dung khác) :
Đưa ra được một tập hợp cốt lõi các yêu cầu cho ít nhất là 10 năm tới.Vẫn đưa ra các yêu cầu chung, dành cho mọi loại hình và quy mô tổ chức hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào.Vẫn tiếp tục tập trung vào sự hiệu quả của quản lý quá trình để có được kết quả mong muốn.Tính đến các thay đổi trên thực tế của việc quản lý chất lượng và đổi mới công nghệ tính từ lần sửa đổi đáng kể vào năm 2000.Phản ánh được những thay đổi trong môi trường hoạt động ngày càng năng động, phức tạp và khắt khe hơn.Tạo điều kiện để việc thực hiện ở quy mô tổ chức và việc đánh giá sự phù hợp được hiệu quả thông qua các bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba.Sử dụng ngôn ngữ và cách viết được đơn giản hóa giúp cho việc hiểu và diễn giải tiêu chuẩn được thống nhất.

Lộ trình triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Lộ trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được minh họa trong hình dưới. Dù hiện nay ISO đã áp dụng nhiều phương thức triển khai nhanh hơn, ISO/TC 176/SC 2 vẫn lựa chọn cách tiếp cận như trước đây và lựa chọn lộ trình mặc định là 3 năm.

(nguồn : bureauveritas Việt Nam)

 
BRC - Điều kiện thâm nhập thị trường bán lẻ tại các nước phát triển

Chính phủ các nước, nhất là các nước phát triển, hiện nay dè dặt hơn rất nhiều đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Một loạt các hàng rào kỹ thuật với các giấy chứng nhận về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm hay chất lượng sản phẩm được dựng lên nhằm kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng sản phẩm hàng hóa khi được nhập khẩu vào các nước sở tại.

Bên cạnh các chứng chỉ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP,.v.v...thì chứng chỉ BRC Food hiện đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào nước họ để phân phối tại các hệ thống bán lẻ.Tuân thủ theo tiêu chuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý, nhưng nó được các nhà bán lẻ Anh Quốc nói riêng và tại nhiều nước phát triển nói chung khuyến cáo mạnh mẽ. Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ là:

(1) Áp dụng và thực thi HACCP.

(2) Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.

(3) Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và con người.

Theo đó, tiêu chuẩn BRC Food bao gồm các yêu cầu kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn (công ty phân phối) của các nước phát triển tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này.

Ở Việt Nam, chứng chỉ BRC Food hiện nay vẫn chưa được phổ biến nhiều trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản và thực phẩm đều trả lời không biết khi được hỏi về chứng chỉ BRC Food. 

Thêm vào đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Food, các doanh nghiệp cần phải đầu tư khoảng 2 triệu USD và mất khoảng 2 năm để xây dựng được nhà máy, sản phẩm và quy trình chế biến như yêu cầu của BRC Food. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp sớm nhận thức rõ chất lượng sản phẩm quyết định uy tín, thương hiệu, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đã chủ động tiếp cận với các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và áp dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Canada, EU... Đi đầu là các doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính này.

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt tại thị trường quốc tế. Trong những tháng đầu năm, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn chính là việc không đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Food mà các nhà nhập khẩu yêu cầu.

Để có thể giải quyết được vấn đề này, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ về các quy định, quy trình xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn và phương thức để đạt được chứng nhận BRC Food.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc để từng bước tiến đến đạt quy chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

(Theo giaiphapiso)

 
Vì sao phải áp dụng ISO 50001

Đặt vấn đề Năng lượng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội . Tuy nhiên nguồn năng lượng đang được sử dụng phổ biến chủ yếu là nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt, mà nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt . Mặt khác, việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch nhiều đã thải vào môi trường một lượng khí thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt.

Chính vì vậy mà nhiều Quốc gia trên thế giới đã có những chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió,..Giải pháp phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đang gặp những khó khăn về công nghệ và giá thành.

Có một giải pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả nhanh ít phải đầu tư mà hầu hết các nước đi đầu trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường mà ngày nay đã trở thành thông lệ chung cho các nước đi sau.

Trước nhu cầu của toàn xã hội trong phạm vi toàn cầu, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã nghiên cứu và công bố tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 với tên của tiêu chuẩn là “Hệ thống quản lý năng lượng”

Nếu quý khách hàng có yêu cầu đào tạo tư vấn ISO 5001, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp miễn phí trước khi quyết định triển khai.

 
Tiêu chuẩn ISO 26000- Trách nhiệm xã hội

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000:2010 - Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội – đưa ra một hướng dẫn hài hòa, và mang tính toàn cầu cho các tổ chức tư nhân và tổ chức công cộng ở tất cả các loại hình dựa trên sự đồng thuận quốc tế giữa các chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính, đồng thời cũng khuyến khích việc thực hành cao nhất trách nhiệm xã hội một cách rộng khắp.

Đọc thêm...
 
Hệ thống tích hợp ISO 9001, ISO 140001, OHSAS 18001

Với xu thế hiện nay, xét về các yêu cầu đòi hỏi từ khách hàng có phần rõ ràng và đầy đủ hơn, cụ thể:

Đối với một số Nhà cung cấp hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất sản phẩm trong môi trường độc hại, thi công xây dựng, lắp đặt các thiết bị công nghiệp nặng, năng lượng, dầu khí, ... thì việc tích hợp hệ thống là yêu cầu bắt buộc, Các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1/ Tiêu chuẩn ISO 9001- Hệ thống quản lý chất lượng ( QMS)

2/ Tiêu chuẩn ISO 140001-Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

3/ Tiêu chuẩn OHSAS 18001- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ( OH&SMS).

Hiện nay có rất nhiều tổ chức đang có yêu cầu thiết lập hệ thống tích hợp. Để chọn tổ chức đào tạo tư vấn ISO phù hợp cho việc triển khai hệ thống tích hợp, tổ chức nên mời các tổ chức đến để trình bày, đánh giá tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm của các tổ chức đào tạo tư vấn ISO này.

Với Kinh nghiệp về việc triển khai hệ thống tích hợp, chúng tôi đã đào tạo tư vấn thành công trên 30 tổ chức khách hàng, từ tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 140001, ISO 22000, ISO 17025, OHSAS 180001, SA 8000,. HACCP,...

Nếu Quý khách hàng có yêu cầu đào tạo tư vấn ISO cho hệ thống tích hợp vui lòng liên hệ Văn phòng để được tư vấn miễn phí qua mạng, điện thoại,...

dao tao tu van iso-dao tao tu van iso TMSC

neu quy khach hang co yeu cau dao tao tu van iso cho he thong tich hop vui long lien he van phong de duoc cung cap dich vu dao tao tu van iso

 


Trang 1 trong tổng số 6 trang

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 38 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :