ISO 22000:2005 - Công cụ kiểm soát trong nhà máy sản xuất thực phẩm |
Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000:2005?
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn tự nguyện, doanh nghiệp chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng... Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui định bắt buộc áp dụng HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước hoa quả... Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các doanh nghiệp thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể doanh nghiệp đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Qui định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi doanh nghiệp muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận chỉ cấp theo ISO 22000. Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thức phẩm. Khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000 doanh nghiệp cần thực hiện các công việc: Một doanh nghiệp đã áp dụng HACCP và ISO 9001:2000 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy. Đối với những doanh nghiệp chưa có HACCP mà bắt tay vào xây dựng ISO 22000:2005 ngay từ đầu sẽ gặp phải những khó khăn như khó khăn về đáp ứng yêu cầu của các chương trình tiên quyết (PRPs) và thực hiện các nguyên tắc của HACCP, ví dụ như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị ... có thể chưa đáp ứng được các quy phạm về thực hành sản xuất tốt (GMP) và thực hành vệ sinh tốt (SSOP) ... vì vậy sẽ cần phải có sự thay đổi hoặc đầu tư đáng kể. Khó khăn trong việc xác định chính xác các điểm kiểm soát tới hạn (CCP); Khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống giám sát và kiểm soát CCP; Khó khăn trong việc kiểm soát mối nguy ngay từ quá trình nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế v.v... của các đơn vị cung ứng nguyên liệu. Tương tự ISO 9001:2000 và các mô hình quản lý theo hệ thống khác, ISO 22000 cũng có riêng một yêu cầu về cam kết của lãnh đạo đối với việc xây dựng, thực hiện và cải tiến thường xuyên hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (điều 5.1 – ISO 22000:2005). Khi bắt đầu triển khai áp dụng, thường thì lãnh đạo của tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn hệ thống sẽ được xây dựng thành công và được cấp chứng nhận, tuy nhiên nếu không nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn để lường trước những khó khăn thì chưa chắc lãnh đạo doanh nghiệp đã duy trì được cam kết của mình. Điều này đã từng xảy ra đối với việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000...Và như vậy, một số doanh nghiệp không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ISO 22000 nếu lãnh đạo không duy trì được cam kết để vượt qua những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình xây dựng hệ thống |