ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
VILAS là gì?

VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam, VILAS là một trong những chương trình công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam (BoA - Bureau of Accreditation Vietnam, BoA là thành viên MRA của các tổ chức công nhận khu vực và Quốc tế APLAC, ILAC, tham gia các hoạt động trong các tổ chức ILAC, APLAC và PAC).

Chức năng của VILAS là:

--- Tiến hành công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của VILAS phải tuân theo (phù hợp) yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17011:2004.

--- Đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn theo chuẩn mực là tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, đồng thời đánh giá theo yêu cầu bổ sung cụ thể cho từng  lĩnh vực cụ thể.

---  Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA với các tổ chức:

-----o- Tổ chức Hợp tác Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC)

-----o- Tổ chức hợp tác Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC)

VILAS được chính thức thành lập theo quyết định 1962/QĐ-TCCBKH do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ký ngày 10/4/1995. Đến nay, VILAS đã thực hiện tốt sứ mệnh góp phần thống nhất hoạt động công nhận trong cả nước góp phần giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và phổ biến chuẩn ISO/IEC 17025:2005, qua đó nâng cao năng lực của rất nhiều phòng thí nghiệm tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, VILAS công nhận trên các lĩnh vực sau:

----1.. Cơ

----2.. Hoá

----3.. Sinh

----4.. Dược phẩm

----5.. Điện - Điện tử

----6.. Vật liệu xây dựng

----7.. Không phá huỷ

----8.. Đo lường hiệu chuẩn

----9.. An toàn sinh học

Chuẩn VILAS là gì?

Trên thực tế không có chuẩn VILAS vì VILAS không có chức năng đưa ra tiêu chuẩn, do nhiều phòng thí nghiệm đã được VILAS công nhận phù hợp chuẩn ISO/IEC 17025:2005 nên nhiều người thường hay gọi là chuẩn VILAS.

VILAS sử dụng chuẩn quốc tể để tiến hành đánh giá công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn. Trước năm 1999, VILAS sử dụng hướng dẫn ISO/IEC Guide 25 và EN 45001 để làm chuẩn mực đánh giá. Ngày 15/12/1999, khi ISO ban hành tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:1999, VILAS sử dụng chuẩn ISO/IEC 17025 là chuẩn để tiến hành đánh giá công nhận năng lực của các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn. Đến nay, chuẩn ISO/IEC 17025 đã có phiên bản là ISO/IEC 17025:2005, chuẩn này cũng được tất cả các tổ chức/chương trình công nhận của các nước và quốc tế sử dụng để tiến hành đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn (gọi chung là phòng thí nghiệm)

Vì Vậy, nếu ai đó nói về chuẩn VILAS chính là đang nói về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

 
Cần chuẩn bị gì để PTN được VILAS công nhận

Một phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn muốn được VILAS công nhận thì Phòng thí nghiệm (PTN) đó phải phù hợp với chuẩn mực của VILAS là tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và các yêu cầu riêng biệt dành cho từng lĩnh vực thử nghiệm mà PTN đó đăng ký được công nhận.

Để đạt được sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 để được VILAS công nhận thì PTN đó phải:

Lãnh đạo của Doanh nghiệp có PTN, lãnh đạo của PTN và nhân viên PTN phải hiểu rõ từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 là một tiêu chuẩn quốc tế được ban hành để cho tất cả các PTN trên thế giới áp dụng, tuy nhiên ở mỗi lĩnh vực thử nghiệm/hiệu chuẩn khác nhau(ví dụ lĩnh vực điện-điện tử, hóa, sinh …) đều có những yêu cầu đặc thù cho lĩnh vực đó, vì vậy Lãnh đạo của Doanh nghiệp có PTN, lãnh đạo của PTN và nhân viên PTN phải nắm vững từng yêu cầu riêng biệt do VILAS ban hành cho lĩnh vực của PTN đăng ký phù hợp ISO/IEC 17025:2005.

Sau khi đã thấu hiểu từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, các nhà quản lí PTN cần xây dựng cho đơn vị mình những chính sách phù hợp:

  •  Nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư trang thiết bị hiện đại và phù hợp với các phép thử mà phòng thí nghiệm dự kiến tiến hành thử nghiệm;
  • Tổ chức nhân sự theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và yêu cầu riêng biệt của VILAS đối với lĩnh vực mà PTN đăng ký công nhận.
  •  PTN phải xây dựng các quy trình, áp dụng các quy trình phù hợp với tất cả các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2005 và các yêu cầu riêng biệt do VILAS ban hành
  •  Đào tạo xây dựng đội ngũ nhân viên nắm vững phương pháp (thử nghiệm/hiệu chuẩn), thao tác thành thạo, biết tích luỹ kinh nghiệm và vươn lên nắm bắt, sử dụng các phép thử tiên tiến.
  • Tiến hành lựa chọn, áp dụng các tiêu chuẩn (về phương pháp thử nghiệm/hiệu chuẩn) cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và lĩnh vực thử nghiệm, việc lựa chọn này liên quan trực tiếp tới khách hàng, công nhận vì vậy ban lãnh đạo phòng thử nghiệm cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề này.

PTN phải tiến hành các hoạt động theo yêu cầu của VILAS như thử nghiệm thành thạo, thử nghiệm so sánh liên phòng,…

Việc áp dụng ISO/IEC 17025:2005 đối với một phòng thí nghiệm chưa từng tiếp cận tiêu chuẩn này thật sự là một thách thức và đòi hỏi sự đầu tư, có khi sự đầu tư này lên đến hàng tỷ đồng, tuy nhiên sau khi phòng thí nghiệm đã đạt được chuẩn ISO/IEC 17025:2005, phòng thí nghiệm đã ghi tên mình vào bản đồ thế giới các phòng thí nghiệm có uy tín và mở ra rất nhiều cơ hội phát triển, vì vậy số tiền đầu tư để được công nhận ISO/IEC 17025:2005  là một sự đầu tư đúng đắn.

 
Công văn số 14383/QLD-CL của Cục Quản lý Dược về việc góp ý nội dung dự kiến sửa đổi Thông tư số 14/2012/TT-BYT về GMP bao bì dược phẩm.

Công văn số 14383/QLD-CL ngày 21/8/2014 của Cục Quản lý Dược về việc góp ý nội dung dự kiến sửa đổi Thông tư số 14/2012/TT-BYT về GMP bao bì dược phẩm.

Ngày 31/8/2012 Bộ Y Tế  ban hành thông tư 14/2012/TT - BYT quy định các nguyên tắc và tiêu chuẩn " Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm" (GMP) và hướng dẫn triển khai áp dụng. Sau 2 năm triển khai thực hiện, Cục Quản lý dược nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các tổ chức doanh nghiệp đề cập đến các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện lộ trình đối với GMP bao bì dược phẩm theo như thông tư.

Sau khi xem xét đề nghị của các doanh  nghiệp sản xuất thuốc, sản xuất bao bì làm thuốc trong nước và nước ngoài và tham khảo các quy định về việc sản xuất và sử dụng bao bì làm thuốc tại các nước trên thế giới, Cục Quản lý dược đề xuất một số thay đổi đề cập ở Công văn số 14383/QLD-CL ngày 21/8/2014. 

Quý công ty có nhu cầu làm GMP, ISO.... có thể tham khảo qua công văn này 

http://vinapharm.com.vn/admincp/files/43563-2582014_CV_14383_QLD_CL_gop_y_sua_doi_TT14_2012.pdf

Liên hệ văn phòng TMSC (08.62969090 - 38443353) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO, GMP, HACCP, OHSAS....

 
Danh sách một số tổ chức chứng nhận

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với doanh nghiệp sản xuất không còn quá xa lạ nữa. Để dễ dàng hơn cho quý khách hàng trong việc lựa chọn tổ chức chứng nhận thích hợp cho mình, TMSC xin giới thiệu một số tổ chức chứng nhận mà TMSC hiện có trụ sở tạo Việt Nam (danh sách đang cập nhật )

1. ACS Registrars là tổ chức chứng nhận của Vương Quốc Anh
  • ACS Registrars là Tổ chức chứng nhận của Vương Quốc Anh được công nhận bởi UKAS - Tổ chức công nhận uy tín nhất thế giới. ACS Registrars cung cấp dịch vụ đào tạo và chứng nhận các Hệ thống quản lý: ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, HACCP,… ACS Registrars đã ban hành hơn 5 000 chứng chỉ tại các quốc gia: USA, Italy, Romania, Turkey, Singapore, Thailand, Malaysia, India, Iran, Middle East, Denmark, Pakistan, ... và Việt Nam.

Quý Công ty có thể tham khảo thêm thông tin của ACS Registrars tại địa chỉ: www.acsregistrars.vn

2. BUREAU VERITAS là tổ chức công nhận của Vương Quốc Anh

Chứng nhận hệ thống và quá trình :

- Các tiêu chuẩn tổng quát : về chất lượng (ISO 9001) – về an toàn và sức khỏe (OHSAS 18001, TAPA, SCC) – về môi trường (ISO 14001, EMAS, RC 14001, GHG) – về trách nhiệm xã hội (SA 8000).
- Các tiêu chuẩn nghành : Ôtô (ISO/TS 16949) – Hàng không vũ trụ (AS/EN 9100, AQAP 110/120) - Công nghệ thông tin, thương mại điện tử, bảo mật thông tin (ISO 27001, ISO 20000) - Thực phẩm (HACCP, ISO 22000, EurepGap, IBRC, IIFS) - Lâm nghiệp (FSC, PESC) – Viễn thông (TL 9000) - Vận chuyển và an toàn (SQAS, TDGA) – Ngành đường sắt (IRIS).
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
#4.4A, 4th FL, e.town Building, 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-8.122.246 Fax : 08-8.122.247
3. SGS: Tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ
 SGS chính thức thành lập vào năm 1919 tại Thụy sĩ, là một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm và thẩm tra hoạt động qua mạng lưới các văn phòng và các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.
• Dịch vụ giám định : giám định và thẩm tra số lượng, trọng lượng và chất lượng của hàng hóa thương mại. Giám định đặc trưng thực hiện khi chuyển tải hàng hóa.
• Dịch vụ thử nghiệm : thử nghiệm chất lượng sản phẩm và kết quả theo các tiêu chuẩn khác nhau về sức khỏe, an toàn và thiết bị điều chỉnh.
• Dịch vụ chứng nhận : chứng nhận hệ thống hoặc dịch vụ đạt được những tiêu chuẩn được đề ra bởi Chính phủ, tổ chức tiêu chuẩn hóa, hoặc của khách hàng. SGS cũng phát triển và chứng nhận những tiêu chuẩn của chính mình.
Văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh :
141 Lý Chính Thắng,quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.351.920 Fax : 08-9.351.921
Văn phòng tại thành phố Hà Nội :
528 Đội Cấn,Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Điện thoại : 04-37624054 Fax : 04-37624014
3. TÜV NORD: Tổ chức chứng nhận của Đức

TÜV NORD thành lập từ năm 1869 tại Cộng hòa liên bang Đức hoạt động trên 60 quốc gia, là một trong những tập đoàn cung cấp dịch vụ lớn nhất và uy tín nhất tại Châu âu và trên thế giới trong lĩnh vực chứng nhận các hệ thống quản lý, sản phẩm và kiểm định kỹ thuật.
• Chứng nhận hệ thống : ISO 9001, ISO 14001, MDD/ISO 13485, ISO/TS 16949, OHSAS 18001, SA 8000.
• Chứng nhận an toàn thực phẩm : HACCP, BRC, IFS, BRC/IOP, QS-mark, COCERAL, EUREPGAP.
• Chứng nhận sản phẩm : ATEX-mark, CE-mark, CCC-mark, E-mark, GS-mark, UN-mark.
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
212 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.206.566     Fax : 08-9.206.459
4. DNV: Tổ chức chứng nhận của Nauy

D.N.V (Det Norske Veritas) là một trong các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới thành lập năm 1864 tại Na Uy, có năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận cho nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

o Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng : ISO 9001, QS-9000, VDA 6.1, ISO/TS 16949, AS 9000, EN 46001.
o Môi trường : ISO 14001.
o An toàn thực phẩm: HACCP, GMP, GHP.
o Trách nhiệm xã hội : SA8000.
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
100 Nguyễn Lương Bằng, Lầu 2, Phòng1,phường Tân Phú, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-4.135.128 Fax : 08-4.135.133

5. INTERTEK: Tổ chức chứng nhận của Mỹ

 Intertek Group PLC là một trong những tập đoàn toàn cầu đứng đầu về các lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm định và chứng nhận. Là tổ chức đầu tiên ở Mỹ được công nhận.

 Các dịch vụ chứng nhận bao gồm:

• ISO 9000/ ISO 14000/ ISO 13485-MDD
• TS 16949/ QS 9000
• TL 9000
• AS 9000
• SA 8000/ WRAP
• SQF/ BRC/ HACCP/ GMP/ IFS
• Chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn Mỹ, Canada, Châu Âu.
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
Lầu 1, Toà nhà E.Town EW, 364 Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-297.1099 Fax : 08-297.1097

6. QUACERT: Quacert là tổ chức chứng nhận của Việt Nam do Bộ khoa học và công nghệ và môi trường thành lập

QUACERT là một tổ chức chứng nhận đầu tiên của Việt Nam được thừa nhận Quốc tế.

Chứng nhận hợp chuẩn của QUACERT được tổ chức JAS-ANZ của chính phủ Australia và New Zealand công nhận và có giá trị trong nước và quốc tế.
Sản phẩm/hàng hóa sau khi được tổ chức QUACERT chứng nhận được quyền mang Dấu Chất lượng Việt nam và Dấu công nhận của JAS-ANZ.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt nam(TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB,…), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,…), và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,…).
Văn phòng phía Nam :
PP10, Ba Vì, cư xá Bắc Hải, phường 15, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.707.034 Fax : 08-9.707.035

6. BSI: Tổ chức chứng nhận của Viện tiêu chuân Anh

Viện Tiêu Chuẩn Anh (BSI) được Chính Phủ Anh thành lập vào năm 1901. BSI luôn là thương hiệu hàng đầu ở Anh ( SupperBrands) và trên toàn cầu về chứng nhận và đào tạo.

BSI là nhà tiên phong trong lĩnh vực phát triển các hệ thống quản lý và hiện đang tiên phong trong 6 lĩnh vực được quan tâm hàng đầu như BS 5750 - tiền thân của ISO 9001 (Quản lý Chất lượng), BS 7750 - tiền thân của ISO 14001 (Quản Lý Môi Trường), BS7799 - tiền thân của ISO/IEC  27001 (An toàn thông tin); BS 8800 - tiền thân của OHSAS 18001 (An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp); BS 8600 - tiền thân của ISO 10002 (Sự hài lòng khách hàng); và BS 15000 - tiền thân ISO/IEC 20000 (Quản lý dịch vụ IT). Các tiêu chuẩn được phát triển gần đây nhất bởi BSI bao gồm BS 25999 - Sự liên tục trong kinh doanh và PAS 99 - Quản lý Tích hợp
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh
123 Truong Dinh, Ward 7, Dist.3,
Ho Chi Minh City, Vietnam
For all enquiries
T:  + 84 (8) 9320 778
F:  + 84 (8) 9320 779
E: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

7. NQA là một tổ chức chứng nhận đa quốc gia với trụ sở chính đặt tại Anh Quốc

NQA là một trong số rất ít các tổ chức chứng nhận trên thế giới được UKAS và ANAB công nhận đủ năng lực họat động trong tất cả các họat động kinh tế (theo hệ thống phân ngành của Liên minh Châu Âu) và theo nhiều chuẩn mực khác nhau như:

ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp);

TL9000 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành viễn thông), AS9100;  AS9003, AS9110, AS9120 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành hàng không, vũ trụ);

  • ISO 13485 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho lĩnh vực sản xuất dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan); ISO/TS 16949 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành sản xuất ôtô và các dịch vụ phụ tùng liên quan);
  • ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường);
  • EMAS (chương trình quản lý và đánh giá môi trường áp dụng cho các tổ chức thuộc các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu và Khu vực Kinh tế Châu Âu);
  • OHSAS 18001 (hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp);
  • HACCP & ISO 22000 & FSSC22000 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);
  • ISO/IEC 27001 (hệ thống quản lý an ninh thông tin);
  • ISO 50001 (hệ thống quản lý năng lượng); BS 25999-2 (hệ thống quản lý liên tục trong kinh doanh);
  • Các tiêu chuẩn sản phẩm (chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn khác nhau như MDD để được dán dấu CE trên thiết bị y tế;
  • BS 7858, BRC, ANSI/ESD S20.20, các tiêu chuẩn MCS cho các thiết bị thuộc nhóm bơm nhiệt, thiết bị thu gom năng lượng mặt trời v.v.);
  • Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nhân sự (chứng nhận năng lực kỹ thuật của nhân sự họat động trong lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như dầu khí).

Liên hệ văn phòng TMSC (08.62969090 - 38443353) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Tư vấn ISO 

 
Những thay đổi trong tiêu chuẩn ISO14001:2015

Những thay đổi trong Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 (Phiên bản dự thảo)

 Hơn 300.000 công ty trên toàn cầu đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001- hệ thống chứng nhận hàng đầu cho các hệ thống quản lý môi trường. Sự phổ biến của ISO 14001 là kết quả của những nỗ lực liên tục của Ủy ban sửa đổi và cập nhật các tiêu chuẩn, phù hợp với sự phát triển sinh thái, chính trị và xã hội hiện nay.

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã công bố phiên bản tiếp theo cho năm 2015 và gần đây đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào những thay đổi bằng cách xuất bản một cái gọi là " Ủy ban dự thảo" . Ban bắt đầu quá trình sửa đổi vào tháng 2 năm 2012 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm 2015. Sau khi nó được công bố , sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp một năm. Để cho các tổ chức để có thể tích hợp các yêu cầu mới vào EMS hiện có của họ, các tổ chức làm quen với các tiêu chuẩn sắp tới càng sớm càng tốt .

Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tiêu chuẩn đã được viết dọc theo dòng của cái gọi là " cấu trúc bậc cao ", dần dần sẽ được giới thiệu như là cấu trúc chính cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện.

Cấu trúc bậc cao bao gồm:

1. Phạm vi

2. Tài liệu tham khảo

3. Thuật ngữ

4. Bối cảnh của Tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Hoạt động

9. Đánh giá thực hiện

10. Cải Tiến

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản sắp tới của ISO 14001 cũng chú trọng hơn tới vai trò của các lãnh đạo của tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

ISO 14001 giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và cải thiện môi trường, nhưng phiên bản mới của ISO 14001 (ISO 14001:2015) còn đem lại triển vọng lớn hơn

Cuộc khảo sát gần đây về độ hài lòng của người áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và những lợi ích mà hệ thống này đem lại đã nhận được hơn 5.000 phản hồi khác nhau. Các phản hồi đều đánh giá ISO 14001 là tiêu chuẩn đặc biệt hữu ích vì giúp các tổ chức và doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và cải thiện năng lực thực hiện các tiêu chuẩn môi trường. Các phản hồi cũng đề xuất: trong phiên bản sửa đổi sắp tới, ISO 14001 cần tập trung nhiều vào các vấn đề như ngăn ngừa ô nhiễm, hiệu quả sinh thái và vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.

Các phản hồi nói trên được tiếp nhận từ các công ty và tổ chức có quy mô khác nhau tại 110 quốc gia. Đa số các tổ chức này đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001 và 46% trong số này là các công ty vừa và nhỏ. Khảo sát nói trên do Ủy ban ISO phụ trách về Tiêu chuẩn (ISO/ TC 207/SC 1) tiến hành bằng 11 ngôn ngữ khác nhau.

Anne-Marie Warris - Chủ tịch Ban ISO/TC 207/SC 1 cho biết Kết quả phản hồi là ngoài sức tưởng tượng. Các chi tiết của phản hồi đã giúp các chuyên gia phụ trách về tiêu chuẩn liên quan đến môi trường có được một nguồn tài liệu tham khảo quý giá và sự hiểu biết thực sự. Khảo sát được thiết kế một phần là để thu thập ý kiến về những lợi ích chính mà ISO 14001 đem lại và các đề xuất cải tiến vì tiêu chuẩn này hiện đang trong quá trình sửa đổi.Theo Lisa Greenwood - tác giả chính của báo cáo khảo sát, hiện công tác tại Viện Công nghệ Rochester khoảng 70-80% số người được hỏi cho rằng ISO 14001 mang lại lợi ích rất lớn vì giúp đáp ứng yêu cầu pháp lý và cải thiện công tác môi trường của công ty hay tổ chức. Đây cũng là kết quả quan trọng mà một hệ thống quản lý môi trường mong muốn đem lại cho doanh nghiệp hay tổ chức áp dụng. Bên cạnh đó, triển khai hệ thống quản lý môi trường còn giúp cải thiện hình ảnh của công ty hay tổ chức đó trong mắt cộng đồng. Mặt khác, các kết quả cũng cho thấy cơ hội cải tiến tiềm năng cho các bên liên quan và nhà cung cấp.

Kết quả khảo sát chỉ ra một số vấn đề quan trọng cần được chú trọng hơn nữa như giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm, chiến lược để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường có liên quan đến vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy tiêu chuẩn ISO 14004, tiêu chuẩn được thiết kế giúp các công ty, tổ chức hiểu và thực hiện một hệ thống quản lý môi trường (EMS) đã không được sử dụng rộng rãi như các Ủy ban ISO mong đợi.

Dự thảo Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đang được hoàn thiện và được bán tại các chi nhánh và văn phòng đại diện ISO hoặc thành viên của tổ chức ISO tại các quốc gia. Vừa qua, nhóm chuyên gia sửa đổi tiêu chuẩn ISO 14001 đã nhóm họp tại thành phố Panama để xem xét các ý kiến phản hồi ​​và chuẩn bị bản thảo để tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ công chúng vào cuối năm nay.

Các mục tiêu cốt lỗi của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mới:

- Cải thiện kết nối giữa các ưu tiên về môi trường và kinh doanh

- Tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý môi trường

- Nêu bật những đóng góp tích cực của tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường

- Làm rõ các yêu cầu về cải thiện môi trường

- Tăng cường mối quan hệ giữa quản lý môi trường và kinh doanh côt lõi ở cấp chiến lược

- Thành lập ISO 14001 đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Làm nổi bật các khái niệm về đánh giá vòng đời (LCL) và xem xét các chuỗi giá trị với quan điểm hướng tới việc xác định và đánh giá tác động môi trưởng của sản phẩm.

- Chứa một yêu cầu để tạo ra một chiến lược truyền thông bên ngoài

Sau khi ISO 14001:2015 được công bố, các tổ chức hay doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sẽ có ba năm để điều chỉnh hệ thống quản lý môi trường của mình cho phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới.Sau khi chuyển đổi, các tổ chức hay doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm chứng nhận theo phiên bản ISO 14001:2015 do chứng nhận ISO 14001:2004 trở nên lỗi thời.
(Nguồn : EFC)
 


Trang 3 trong tổng số 9 trang

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 12 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :